CHUYỆN VỀ CÔ GIÁO VÙNG CAO TẬN TÂM VỚI NGHỀ
- Thứ bảy - 23/09/2023 08:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chăm sóc và giáo dục trẻ ở một trường THCS có 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là một công việc hết sức vất vả. Thế nhưng cô giáo Lò Thị Tích công tác tại trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ đã làm được.
Sinh ra và lớn lên ở xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, yêu mến nghề dạy cái chữ, cô đăng ký thi và trúng tuyển vào ngành sư phạm sinh, ra trường cô được công tác từ năm 2018 tại trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên .Mặc dù đã được nghe kể về sự khó khăn và đã có sự chuẩn bị từ trước về tâm lý, nhưng khi vào đến bản cô cũng không khỏi ngỡ ngàng trước cuộc sống khó khăn của đồng bào dân tộc vùng cao nơi đây. Cả bản, nhà cửa, phòng học cũng có nhưng chưa được khang trang, không có nhà cho giáo viên, không chợ....
Ngày mới lên bản nhận công tác với nhiều khó khăn, gian khổ là vậy, có đôi lần cô giáo Tích đã có những phút nao lòng, dự định sẽ dạy một vài năm rồi xin chuyển về những trường vùng thuận lợi. Nhưng rồi, khi gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây chứng kiến đời sống khó khăn của con em đồng bào các dân tộc thiểu số, cô cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với học sinh, với cộng đồng, đồng cảm sẻ chia cùng đồng nghiệp trong trường lâu dài hơn.
Cô Tích còn nhớ như in ngày đầu lên lớp, học sinh đi học không đều, nhút nhát khi đến lớp, đồ dùng, thiết bị dạy học thiếu thốn, không đủ dùng. Khó khăn là vậy song điều trăn trở nhất của cô không phải là sự vất vả của bản thân mà cuộc sống cơ cực của các em nhỏ nơi đây cơm không đủ no, áo không đủ mặc, mùa đông co ro dưới giá lạnh tê tái. Thương học sinh, cô giáo đã vận động quyên góp quần áo, giầy dép cho các cháu, tìm đến từng gia đình tìm hiểu động viên cha mẹ, khuyến khích cho con em được đến trường. Người dân nơi đây tuy nghèo nhưng sống rất tình cảm, có mớ rau, con cá, củ sắn, củ khoai, quả trứng… cũng chia sẻ cùng cô động viên cô có thêm nghị lực, trách nhiệm với trẻ, với đồng bào hơn.
Cô đi vào bản vận động bà con cho con, cháu đi học, vào đến từng nhà dân, người dân trong bản nghèo lắm, có những nhà trong nhà không có gì đáng giá cả, anh chị lớn ở nhà trông em bố, mẹ không có nhà tự nấu cơm cho nhau ăn anh, chị lớn thì bốc cơm không ăn, e nhỏ thì để dưới miếng bao rách. Hình ảnh đầu tiên cô nhìn thấy khi đi vào nhà dân vận động học sinh trong xã đi học. Cô không khỏi sót xa.![z4183341878439 3bdfd2faa63424f168b70ac8ee8052bc](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_04/z4183341878439_3bdfd2faa63424f168b70ac8ee8052bc.jpg)
Để làm tốt công tác giáo dục ở vùng khó khăn cô và đồng nghiệp xác định phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn để có phương pháp giảng dạy hay nhất phù hợp với đối tượng học sinh của địa phương. Trước tiên, phải dạy học sinh biết hoà đồng, biết chơi, thông qua vui chơi là dạy học. Thực sự yêu thương, tin tưởng vào học sinh, vận động phụ huynh, trưởng bản cùng tham gia giúp học sinh thích đến trường, lớp mỗi ngày. Cô tích cũng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2022-2023 cũng như giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện năm học 2021-2022.
![z4183341710842 4ba62193d90a91f214408f0c97c2748e](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_03/z4183341710842_4ba62193d90a91f214408f0c97c2748e.jpg)
![](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/file:///C:/Users/ANHNGU~1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.jpg)
![z4183341783307 ff1403bdc324c4cb4e189fca9caa1170](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_03/z4183341783307_ff1403bdc324c4cb4e189fca9caa1170.jpg)
![z4183341895177 10b773bda08cc80e9c7414d181eb90b0](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_03/z4183341895177_10b773bda08cc80e9c7414d181eb90b0.jpg)
6 năm gắn bó với đồng bào, cô Tích đã thấu hiểu nhọc nhằn của sự nghiệp trồng người ở vùng đất vùng cao khó khăn này. Với cương vị là giáo viên trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ, theo cô Tích mỗi giáo viên nói riêng và cả huyện nói chung, ngoài công tác chuyên môn, các thầy, cô còn phải làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp.. Nhà trường được tôn tạo, tu bổ, trồng mới cây xanh xung quanh khuôn viên, trang trí lớp học, tổ chức các cuộc thi, các hoạt động vui chơi để thu hút các em đến trường, lớp đảm bảo tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần.
Mảnh đất vùng cao của đồng bào dân tộc thiểu số sau 6 năm với bao đổi thay. Giờ đây, cuộc sống của đồng bào đã no đủ hơn, trường đã đạt được những thành tích to lớn, trường là nơi thu hút con em vùng cao đến lớp học khang trang hơn, sạch đẹp hơn. Năm 2021 - 2022 , Trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 lần 2.
Cô giáo Tích cùng các đồng nghiệp đã vượt qua những ngày tháng gian khổ, trong thành quả chung có đóng góp không ít tâm huyết, trí lực .Và đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với tinh thần vượt khó. Giờ đây nhiều con em dân tộc xã Chiềng Sơ đã có điều kiện được chăm sóc, dạy dỗ để phát triển toàn diện hơn.
Cơn mưa rừng vùng cao cuối chiều bỗng rơi nặng hạt như trút, nỗi lo lắng lại càng hiện rõ lên khuôn mặt các thầy, cô khi con đường đi bỗng chốc nhão nhoét, trơn trượt. Trong khu nhà ăn học sinh, tiếng vỗ tay, tiếng hát vẫn lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên của các em học sinh, dường như chúng át đi những muộn phiền mà các thầy, cô nhà trường đang trăn trở, bỗng tạo một nguồn động lực lớn lao để các thầy, cô thêm vững tin cho chặng đường đầy gian nan, thắp sáng sự học nơi vùng cao…
Sinh ra và lớn lên ở xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, yêu mến nghề dạy cái chữ, cô đăng ký thi và trúng tuyển vào ngành sư phạm sinh, ra trường cô được công tác từ năm 2018 tại trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên .Mặc dù đã được nghe kể về sự khó khăn và đã có sự chuẩn bị từ trước về tâm lý, nhưng khi vào đến bản cô cũng không khỏi ngỡ ngàng trước cuộc sống khó khăn của đồng bào dân tộc vùng cao nơi đây. Cả bản, nhà cửa, phòng học cũng có nhưng chưa được khang trang, không có nhà cho giáo viên, không chợ....
Ngày mới lên bản nhận công tác với nhiều khó khăn, gian khổ là vậy, có đôi lần cô giáo Tích đã có những phút nao lòng, dự định sẽ dạy một vài năm rồi xin chuyển về những trường vùng thuận lợi. Nhưng rồi, khi gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây chứng kiến đời sống khó khăn của con em đồng bào các dân tộc thiểu số, cô cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với học sinh, với cộng đồng, đồng cảm sẻ chia cùng đồng nghiệp trong trường lâu dài hơn.
Cô Tích còn nhớ như in ngày đầu lên lớp, học sinh đi học không đều, nhút nhát khi đến lớp, đồ dùng, thiết bị dạy học thiếu thốn, không đủ dùng. Khó khăn là vậy song điều trăn trở nhất của cô không phải là sự vất vả của bản thân mà cuộc sống cơ cực của các em nhỏ nơi đây cơm không đủ no, áo không đủ mặc, mùa đông co ro dưới giá lạnh tê tái. Thương học sinh, cô giáo đã vận động quyên góp quần áo, giầy dép cho các cháu, tìm đến từng gia đình tìm hiểu động viên cha mẹ, khuyến khích cho con em được đến trường. Người dân nơi đây tuy nghèo nhưng sống rất tình cảm, có mớ rau, con cá, củ sắn, củ khoai, quả trứng… cũng chia sẻ cùng cô động viên cô có thêm nghị lực, trách nhiệm với trẻ, với đồng bào hơn.
Cô đi vào bản vận động bà con cho con, cháu đi học, vào đến từng nhà dân, người dân trong bản nghèo lắm, có những nhà trong nhà không có gì đáng giá cả, anh chị lớn ở nhà trông em bố, mẹ không có nhà tự nấu cơm cho nhau ăn anh, chị lớn thì bốc cơm không ăn, e nhỏ thì để dưới miếng bao rách. Hình ảnh đầu tiên cô nhìn thấy khi đi vào nhà dân vận động học sinh trong xã đi học. Cô không khỏi sót xa.
![z4183341878439 3bdfd2faa63424f168b70ac8ee8052bc](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_04/z4183341878439_3bdfd2faa63424f168b70ac8ee8052bc.jpg)
Để làm tốt công tác giáo dục ở vùng khó khăn cô và đồng nghiệp xác định phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn để có phương pháp giảng dạy hay nhất phù hợp với đối tượng học sinh của địa phương. Trước tiên, phải dạy học sinh biết hoà đồng, biết chơi, thông qua vui chơi là dạy học. Thực sự yêu thương, tin tưởng vào học sinh, vận động phụ huynh, trưởng bản cùng tham gia giúp học sinh thích đến trường, lớp mỗi ngày. Cô tích cũng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2022-2023 cũng như giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện năm học 2021-2022.
![z4183341710842 4ba62193d90a91f214408f0c97c2748e](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_03/z4183341710842_4ba62193d90a91f214408f0c97c2748e.jpg)
![](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/file:///C:/Users/ANHNGU~1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.jpg)
![z4183341783307 ff1403bdc324c4cb4e189fca9caa1170](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_03/z4183341783307_ff1403bdc324c4cb4e189fca9caa1170.jpg)
![](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/file:///C:/Users/ANHNGU~1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image005.jpg)
![z4183341895177 10b773bda08cc80e9c7414d181eb90b0](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/uploads/news/2023_03/z4183341895177_10b773bda08cc80e9c7414d181eb90b0.jpg)
![](https://ptdtbtthcschiengso.pgddienbiendong.edu.vn/file:///C:/Users/ANHNGU~1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.jpg)
Mảnh đất vùng cao của đồng bào dân tộc thiểu số sau 6 năm với bao đổi thay. Giờ đây, cuộc sống của đồng bào đã no đủ hơn, trường đã đạt được những thành tích to lớn, trường là nơi thu hút con em vùng cao đến lớp học khang trang hơn, sạch đẹp hơn. Năm 2021 - 2022 , Trường PTDTBT THCS Chiềng Sơ đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 lần 2.
Cô giáo Tích cùng các đồng nghiệp đã vượt qua những ngày tháng gian khổ, trong thành quả chung có đóng góp không ít tâm huyết, trí lực .Và đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với tinh thần vượt khó. Giờ đây nhiều con em dân tộc xã Chiềng Sơ đã có điều kiện được chăm sóc, dạy dỗ để phát triển toàn diện hơn.
Cơn mưa rừng vùng cao cuối chiều bỗng rơi nặng hạt như trút, nỗi lo lắng lại càng hiện rõ lên khuôn mặt các thầy, cô khi con đường đi bỗng chốc nhão nhoét, trơn trượt. Trong khu nhà ăn học sinh, tiếng vỗ tay, tiếng hát vẫn lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên của các em học sinh, dường như chúng át đi những muộn phiền mà các thầy, cô nhà trường đang trăn trở, bỗng tạo một nguồn động lực lớn lao để các thầy, cô thêm vững tin cho chặng đường đầy gian nan, thắp sáng sự học nơi vùng cao…